Remote đèn năng lượng mặt trời hoạt động như thế nào?
Remote đèn năng lượng mặt trời hiên được tích hợp vào hầu hết các loại Solar Light. Remote sẽ giúp bạn điều khiển điều khiển đèn từ xa bằng tia hồng ngoại (IR)
Remote điều khiển đèn năng lượng mặt trời có nguyên lý hoạt động cơ bản là:
- Sử dụng ánh sáng hồng ngoại của quang phổ điện từ (mắt thường chúng ta không nhìn thấy được) sau đó chuyển tín hiệu này đến đèn năng lượng (là thiết bị cần điều khiển)
- Remote đóng vai trò như bộ phát tín hiệu, khi chúng ta sử dụng sẽ phát ra các xung ánh sáng hồng ngoại mang một mã nhị phân cụ thể.
- Khi thao tác ấn nút trên remote sẽ thực hiện một chuỗi các hoạt động gửi đến cho đèn, lúc này đèn sẽ thực hiện theo lệnh vừa nhận từ remote
Sau đây là chi tiết cách sử dụng Remote đèn năng lượng mặt trời mà PITI Solar sẽ hướng dẫn
Cách sử dụng Remote đèn năng lượng mặt trời
Hiện nay thì có rất nhiều mẫu đèn nlmt với đa dạng mẫu mà và chủng loại. Cùng với đó là công dụng của từng loại đèn sẽ được sử dụng chuyển biệt
Nhưng nhìn chung cách sử dụng Remote đèn năng lượng mặt trời các hãng đều khá giống nhau. Các Remote này đều có thiết kế khá đơn giản và dễ sử dụng
Sau đây PITI Solar sẽ hướng dẫn sử dụng Remote điều khiển đèn năng lượng mặt trời như sau:
- Nút màu đỏ trên cùng: Nút thể hiện chế độ cảnh báo đèn/chế độ sáng bình thường
- Nút On/Off: Nút mở đèn/tắt đèn thủ công. Mặc định khi mua về bạn kết nối đèn và với tấm năng lượng thì đèn đã sẵn chế độ Auto tự bật khi trời tối, bạn có thể bật tắt thủ công bằng nút On/Off này.
- Nút M: Đây là chế độ tiết kiệm năng lượng. Có 4 chế độ tiết kiệm năng lượng
- Nút tăng độ sáng: Đây là nút tăng độ sáng thủ công của đèn. Bạn có thể tăng độ sáng tối đa của đèn lên 100%
- Nút giảm độ sáng: Nút giảm độ sáng của đèn bằng cách thủ công. Bạn có thể giảm độ sáng của đèn NLMT xuống 0%
- Nút (+): Có công dụng là tăng thời gian sáng của đèn. Mỗi lần nhấn sẽ tăng thời gian chiếu sáng của đèn lên 1 giờ
- Nút (-): Nút giảm thời gian sáng của đèn. Mỗi lần nhấn sẽ giảm thời gian chiếu sáng của đèn đi 1 giờ
- Nút Auto: Chuyển qua chế độ tự động, tự bật khi trời tối, tắt và sạc năng lượng khi trời sáng thông qua cảm biến ánh sáng được tích hợp trong bộ đèn chiếu sáng nlmt
- Nút 3H, 5H, 8H: Khi chọn các nút này là hẹn giờ sau 3h, 5h, 8h đèn sẽ tắt. Giúp tiết kiệm năng lượng hơn nếu để đèn tự chiếu sáng hết đêm ở chế độ Auto. Đặc biệt có lợi cho những ngày liên tiếp âm u và mưa không có nắng.
Trong thực tế thì cá mẫu đèn Solar Lamp hiện đại đều sẽ có Remote khá tương đồng nhau. Có loại remote thì hiển thị tiếng Anh cũng có loại hiển thị tiếng Trung nhưng cách sắp xếp các tính năng sẽ tương tự nhau.
Nên nếu không hiểu bạn có thể nhìn vào ký hiệu và thứ tự của nút bấm nhé để đoán nhé.
Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả
Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả thì các bạn có thể tham khảo thông tin của PITI Solar như sau:
Cần sạc trước khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời
Khi vừa mới mua đèn LED năng lượng mặt trời, không nên lập tức mở “On” để sử dụng thiết bị mà hãy để đèn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khoảng từ 6 – 8h để đèn tích năng lượng
Vào buổi tối hãy bật sử dụng. Và tiếp tục “Off” hẳn đèn vào sáng ngày hôm sau để đèn tự sạc xả. Chu kì liên tục trong vòng 3 ngày thì bạn có thể để chế độ “Auto”
Điều chỉnh góc nghiêng của tấm pin mặt trời
Tấm pin năng lượng mặt trời được tìm thấy trên đỉnh đèn sân vườn năng lượng mặt trời. Tùy theo vị trí địa lý và điều kiện thời tiết có thể ảnh hưởng đến đầu ra của tấm pin mặt trời. Bạn có thể thực hiện vài bước đơn giản để tối ưu hóa hiệu suất của đèn.
Để sạc đầy các tấm pin năng lượng mặt trời, bạn nên lắp đặt đèn ở trong không gian ngoài trời, nơi mà ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày.
Nên chú ý lắp đặt đèn ở những nơi không có nhiều cây cối, tường hay mái nhà có thể che chắn các tấm pin mặt trời trên đèn
Tránh ánh sáng của đèn đường
Nhờ bộ phận cảm biến quang được trang bị trên đèn mà hầu hết các đèn chiếu sáng nlmt đều tự động bật và tắt vào buổi sáng lẫn trời tối.
Vào ban đêm, khi mức ánh sáng bên ngoài thấp hơn giá trị trong bộ nhớ của cảm biến, đèn được kích hoạt và bật nguồn cung cấp ánh sáng cho khu vườn nhà bạn.
Ngược lại, khi bạn để đèn quá gần đèn đường thì đèn Solar sẽ không bao giờ sáng
Làm sạch tấm pin mặt trời
Bạn cần lưu ý vệ sinh khi những bụi bẩn và các mảnh vụn bám vào tấm pin năng lượng mặt trời. Tấm pin bên trên nếu bị bẩn sẽ không thể giúp đèn sạc đầy pin và dễ rút ngắn tuổi thọ của pin bên trong đèn.
Nếu đèn hoạt động khi bị bao phủ bởi bụi bẩn và các mảnh vụn có thể làm đèn bị trục trặc
Để giúp đèn duy trì hiệu suất sao, hãy đảm bảo vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời thường xuyên bằng khăn khô và nước xà phòng ấm.
Thay thế pin sạc
Cho dù tuổi thọ của đèn khá cao và có độ bền cao thì các bộ phận khác, đặc biệt là pin sạc được lắp đặt bên trong đèn cần được thay thế để duy trì công suất tối đa cho đèn.
Pin sạc có thể được thay thế hai năm một lần trong điều kiện thời tiết bình thường. Nếu gia đình đang sống trong khu vực có mùa đông kéo dài hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tốt nhất nên thay đổi pin mỗi năm một lần.